Hình thức xử lý kỷ luật khi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Cán bộ, công chức, viên chức có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp có hành vi vi phạm xảy ra.
Khiển trách
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức khiển trách được áp dụng cho các đối tượng khi có hành vi vi phạm cụ thể sau:
Chủ thể vi phạm | Hành vi vi phạm |
Cán bộ, công chức | – Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật; – Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện; – Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; – Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra; |
Viên chức | – Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; – Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra; – Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính. |
Xem thêm: Xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Cảnh cáo
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức cảnh cáo được áp dụng cho các đối tượng khi có hành vi vi phạm cụ thể sau:
Chủ thể vi phạm | Hành vi vi phạm |
Cán bộ | – Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật; – Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; – Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính; – Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra; – Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra; – Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra. |
Công chức | – Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật; – Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính; – Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra; – Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra; – Không thực hiện kết luận kiểm tra. |
Viên chức | – Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính; – Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra; – Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra; – Không thực hiện kết luận kiểm tra; – Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. |
Xem thêm: Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Hạ bậc lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Giáng chức
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi không thực hiện kết luận kiểm tra.
Xem thêm: Tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính
Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Cách chức
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức cách chức được áp dụng với các đối tượng có hành vi vi phạm tương ứng như sau:
Chủ thể vi phạm | Hành vi vi phạm |
Cán bộ | – Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; – Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; – Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; – Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính; – Không thực hiện kết luận kiểm tra; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính. |
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý | Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính. |
Viên chức quản lý | – Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính; – Không thực hiện kết luận kiểm tra. |
Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, bao gồm:
– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Xem thêm: Trình tự thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Công văn 1048/BKHCN-PTTTDN Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Công văn 1048/BKHCN-PTTTDN hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP [...]
Thông tư số 22/2016/TT-BXD Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành
BỘ XÂY DỰNG Số: 22/2016/TT-BXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày [...]
- Hộ chiếu còn hạn dưới 6 tháng có được xuất cảnh đi nước ngoài không?
- Nghị định 64/2008/NĐ-CP về tổ chức, sử dụng quyên góp từ thiện
- Thông tư 64/2019/TT-BCA quy định về giải quyết trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú