Thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp không tự giác chấp hành, chủ thể có thẩm quyền sẽ thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Khi nhận được quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
Trường hợp không chấp hành, chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 33 Nghị định 166/2013/NĐ-CP. Quyết định bao gồm những nội dung sau:
– Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định;
– Họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện;
– Thời gian hoàn thành cưỡng chế;
– Cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia;
– Chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Xem thêm: Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính
Tổ chức thi hành quyết định
Việc tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành biện pháp khắc phục hậu quả phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Xem thêm: Thủ tục kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế
Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản.
Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.
Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Xử lý số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Công văn 12167/BTC-TCHQ về việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Thuế XK, thuế NK
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Nghị định số 63/2015/NĐ-CP Quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- Chế độ ăn và ở của trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc
- Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nghị định 67/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]