Quy định của pháp luật về đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản.
Thủ tục đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản
Việc đăng ký xuất bản của nhà xuất bản thực hiện trước khi xuất bản tác phẩm, không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản. Quy trình đăng ký được tiến hành theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký xuất bản gồm có:
– Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
– Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.
Hồ sơ được gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 2: Xác nhận đăng ký xuất bản
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN).
Trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
Xem thêm: Để thành lập nhà xuất bản cần đáp ứng các điều kiện nào?
Trình tự cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định hiện nay
Từ chối xác nhận đăng ký xuất bản
Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký xuất bản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Nội dung đăng ký xuất bản không phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
– Tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
– Tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trước đó đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký hoặc cấm lưu hành, tịch thu, tiêu hủy hoặc do nhà xuất bản thu hồi, tiêu hủy;
– Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định;
– Nhà xuất bản không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Xem thêm: Đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng [...]
Quy định về vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Quy định pháp luật về vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì? Những vấn đề về góp vốn điều [...]