Cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam có thể được cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm trong một số trường hợp quy định. Cụ thể như sau:
Điều kiện cấp lại giấy phép
Trong trường hợp giấy phép hoạt đông kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bị mất hoặc bị hư hỏng thì tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được cấp giấy phép có thể đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại.
Tuy nhiên, việc cấp lại giấy phép cũng chỉ được tiến hành nếu tại thời điểm đề nghị tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn phải đáp ứng các điều kiện cấp phép. Bao gồm:
– Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
– Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Trình tự cấp lại giấy phép
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, Bộ Thông tin và truyền thông cấp ljai giấy phép cho cơ sở yêu cầu theo trình tự sau:
Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có đơn đề nghị cấp lại giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp (nếu có).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Xem thêm: Quy định về đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Vi phạm quy định về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là gì? Pháp luật quy định thế nào về Năng lực chịu trách [...]
Có 2 HĐLĐ trở lên thì khấu trừ thuế TNCN như thế nào?
Người lao động có 2 HĐLĐ trở lên thì khấu trừ thuế TNCN như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]