Quy định của Luật nhà ở 2014 về nhà ở hiện nay
Luật nhà ở 2014 quy định như thế nào về nhà ở hiện nay? Những vấn đề bạn đọc nên biết về các quy định của pháp luật hiện hành về nhà ở.
Nhà ở là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:
+ Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
+ Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
+ Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
+ Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
+ Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở.
+ Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.
Đối tượng có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở
Theo Điều 4 Luật nhà ở 2014, Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của Luật này.
Đối tượng sở hữu nhà ở
Đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm các đối tượng sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định của Luật nhà ở 2014 về nhà ở hiện nay, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
Tái hòa nhập cộng đồng là một chế định được đảm bảo thực hiện. Dưới đây là các biện pháp chuẩn bị tái hòa [...]
Trình tự, thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh rượu
Những vấn đề bạn đọc cần lưu ý về trình tự, thủ tục, cơ quan xin cấp lại giấy phép kinh doanh rượu theo quy định [...]