Dịch vụ kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật
Dịch vụ kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật là gì? Những điều cần biết về hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay.
Dịch vụ kinh doanh bất động sản là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Từ khái niệm kinh doanh bất động sản, có thể hiểu dịch vụ kinh doanh bất động sản bao gồm các hoạt động: Môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm:
+ Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản;
+ Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản;
+ Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản.
Lưu ý: Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ bất động sản
Theo Điều 60 Luật kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của Luật này.
Nội dung của hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản do các bên thỏa thuận và phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên, địa chỉ của các bên;
+ Đối tượng và nội dung dịch vụ;
+ Yêu cầu và kết quả dịch vụ;
+ Thời hạn thực hiện dịch vụ;
+ Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;
+ Phương thức, thời hạn thanh toán;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Giải quyết tranh chấp;
+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
Trên đây là nội dung bài viết Dịch vụ kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Hồ sơ đăng ký dự thi thẩm định viên về giá bao gồm những gì?
Cá nhân đủ điều kiện thì chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký dự thi thẩm [...]
Bán lẻ rượu, xin cấp giấy phép bán lẻ rượu
Doanh nghiệp bán lẻ rượu phải được cấp giấy phép Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình [...]