Quy định pháp luật về Thuế, Phí và Lệ phí
Thuế, Phí và Lệ phí được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Lawkey sẽ khái quát về Thuế, Phí, Lệ phí theo những tiêu chí sau đây:
1. Về Phí và Lệ phí
Phí và Lệ phí được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Luật Phí và Lệ phí 2015. Theo đó:
– Phí: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
– Lệ phí: là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
Cơ quan có thẩm quyền quy định các khoản Phí, lệ phí: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản Phí, lệ phí.
2. Quy định về Thuế
Điều 47 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” và Khoản 4 Điều 70 Hiến pháp quy định: “Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan có quyền quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Tuy nhiên định nghĩa chung thế nào là thuế lại không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào mà từng loại thuế cụ thể được quy định và điều chỉnh tương ứng trong văn bản pháp luật về loại thuế đó.
Hiện nay ở Việt Nam có các loại thuế sau:
a) Thuế thu nhập
* Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Được quy định và điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13. Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
* Thuế thu nhập cá nhân:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 26/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là loại thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao trong xã hội.
b) Thuế tiêu dùng
* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hiểu là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung tại Luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13. Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là một loại thuế gián thu tính trên giá bán (chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu.
* Thuế giá trị gia tăng:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sing một số điều tại Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13. Thuế giá trị gia tăng được định nghĩa tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
*Thuế bảo vệ môi trường:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế bảo vệ môi trường 2010. Thuế bảo vệ môi trường được định nghĩa tại khoản 1 điều 2 là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
c) Thuế tài sản
* Thuế tài nguyên:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế tài nguyên 2009, sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật số 71/2014/QH13. Thuế tài nguyên là loại thuế được áp dụng đối với hoạt động của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Yến sào thiên nhiên; Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
*Thuế sử dụng đất nông nghiệp:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. Là loại thuế thu hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng để vào sản xuất nông nghiệp hoặc các hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp (cho dù không sử dụng).
*Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Được quy định và điểu chỉnh bởi Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: Đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Các loại Đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Xem thêm: Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế hiện nay
Trên đây là một số quy định của pháp luật về Thuế, Phí và Lệ phí LawKey gửi đến bạn đọc.
Rẽ phải khi đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?
Rẽ phải khi đèn đỏ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mức phạt lỗi rẽ phải [...]
Mới: Lịch nghỉ tết Âm lịch năm 2024 kéo dài 07 ngày
Lịch nghỉ tết Âm lịch năm 2024 chính thức với cán bộ, công chức hay người lao động được quy định thế nào? Hãy cùng [...]