Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Vậy thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay được quy định thế nào?
Các trường hợp được yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
Điều 9 Thông tư 12/2018 quy định Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
– Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
– Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
– Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Hồ sơ yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
Đơn yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
Đơn theo mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: …………………..(1) ……………………………………
Tôi là (họ và tên): ……………………(2)…………….. hoặc ……………..(3) ………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………….Giới tính: …………………………………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………
CMND/Thẻ căn cước công dân số: ……………………………………………………………………
Ngày cấp ………………..Nơi cấp ………………………………………………………………………
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………..
Là người được trợ giúp pháp lý Hoặc là người giám hộ của người được trợ giúp pháp lý ..….(2) ………… đang được Ông/Bà …………….(4)……………………….trợ giúp pháp lý trong vụ việc …………………………………
Căn cứ vào khoản 5 Điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý, tôi đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý với lý do sau đây: …………………………………………………………………………
Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị …………… (1) …………………….. xem xét thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên, hoặc điểm chỉ) |
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(4): Họ và tên người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người được trợ giúp pháp lý làm Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo Mẫu nêu trên gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh và gửi kèm theo iấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm trả lời người được trợ giúp pháp lý bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Phí, lệ phí: Không.
Trên đây là nội dung Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hiện nay
Trợ giúp pháp lý là gì? Khái niệm và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý
Mức hưởng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Khi xảy ra tai nạn giao thông, trường hợp nào được bảo hiểm chi trả? Mức hưởng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân [...]
Tiền bồi thường quyền sử dụng đất và tài sản có phải nộp thuế GTGT?
Tiền bồi thường quyền sử dụng đất và tài sản có phải kê khai nộp thuế GTGT không? Sau đây LawKey sẽ giả đáp thắc [...]