Nên giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài thương mại
Trong các quan hệ dân sự thì việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Và khi phát sinh tranh chấp thì các bên thường chọn cho mình một cơ quan hưu quan để đứng ra phân xử. Vậy nên giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài thương mại?
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện và được tiến hành theo các quy định của pháp luật mà chủ yếu là Luật trọng tài thương mại 2010. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài phù hợp, có thể là trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Ưu điểm
Thực tiễn áp dụng pháp luật trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bộc lộ một số ưu điểm như sau:
Thứ nhất, đây là phương thức giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc không công khai nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm mà bất cứ các bên tranh chấp đều coi trọng bởi nó hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tín các bên.
Thứ hai, quyết định của Trọng tài là chung thẩm, vì vậy nó có giá trị bắt buộc với các bên và quyền kháng cáo trong trường hợp này bị vô hiệu. Việc xét xử tại Trọng tài thương mại chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, điều này không giống với việc xét xử tại Tòa án là hai cấp. Chính vì vậy nó tạo tiền đề cho ưu điểm sau.
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, đồng thời rút ngắn thủ tục tố tụng qua đó góp phần tiết kiệm được thời gian, công sức của các bên.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do đó các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ trọng tài nào để giải quyết tranh chấp của mình.
Nhược điểm
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài cũng bộc lộ một số nhược điểm như:
Thứ nhất, việc thi hành phán quyết trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài khi đã hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài thì bên được thi hành án mới có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết. Bên cạnh đó, một trong các bên tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ phán quyết trọng tài.
Thứ hai, khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao.
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng Toà án
Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán được xem như giải pháp cuối cùng để phân định quyền lợi giữa các bên theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi mà việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải không đạt hiệu quả và các bên cũng không có sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Ưu điểm
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương thức khác, cụ thể như:
Thứ nhất, do Tòa án là cơ quan tư pháp, nhân danh Nhà nước giải quyết tranh chấp trong đời sống xã hội nên phán quyết của Tòa án được đảm bảo thi hành bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách, có đầy đủ nghiệp vụ, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật và là biện pháp hỗ trợ cho bên được thi hành khi mà bên phải thi hành có dấu hiệu chống đối.
Thứ hai, khi lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế sẽ đảm bảo cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan, đảm bảo quyền lợi đến mức cao nhất của các bên trong tranh chấp.
Thứ ba, chi phí giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án cũng có một số nhược điểm như sau:
Thứ nhất, Tòa án xét xử công khai nên các bí mật kinh doanh của các bên cũng khó có thể giữ kín, uy tín các bên trên thương trường giảm sút, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của họ.
Thứ hai, việc xét xử qua nhiều cấp tuy là có thể đảm bảo được tính chính xác, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp nhưng nó lại làm kéo dài thời gian, gây căng thẳng tâm lý cũng như tiêu tốn tiền bạc của các bên tham gia tố tụng tại Tòa.
Như vậy, có thể thấy pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện, góp phần thực thi pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời đây cũng là con đường giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến được các bên tranh chấp lựa chọn.
Xem thêm: Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Nên giải quyết tranh chấp bằng Toà án hay Trọng tài thương mại” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Có được cầm cố tài sản hình thành trong tương lai không?
Cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được không? Tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị thì bên [...]
Từ năm 2024: Quy định tuổi nghỉ hưu của NLĐ mới
Theo quy định của pháp luật thì tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024 là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]