Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Luật Lawkey nhé.
Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ
Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ như sau:
– Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
– Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận.
Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ
Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ bao gồm:
– Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.
– Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.
– Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.
– Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho chủ nợ:
– Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;
– Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
– Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho khách nợ: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được áp dụng các biện pháp phù hợp như đối với trường hợp đại diện cho chủ nợ để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ về các nội dung do khách nợ ủy quyền.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ đối với từng đối tượng cụ thể được quy định như sau:
Đối với chủ nợ hoặc khách nợ:
– Ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hoạt động vượt quá quyền được pháp luật công nhận đối với chủ nợ hoặc khách nợ;
– Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
– Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;
– Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;
– Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ.
Trên đây là nội dung bài viết Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định pháp luật. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Trách nhiệm của các bên khi tham gia hoạt động dịch vụ đòi nợ
Thủ tục Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1TV
Thủ tục Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1TV Theo quy định tại Điều 197 Luật doanh nghiệp 2014, Công ty cổ [...]
Tư cách pháp nhân của từng loại hình doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2014 thừa nhận khá nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên không phải bất kỳ loại hình doanh [...]