Có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền
Tóm tắt câu hỏi
Dạ em chào các luật sư. Cho em hỏi vấn đề ủy quyền như sau: Công ty A có ủy quyền cho anh B thu gom nông sản cho công ty và anh B lại ủy quyền cho em thu gom nông sản cho công ty đó. Việc ủy quyền cho em anh B có lập giấy ủy quyền, trong giấy có người được ủy quyền là em và có giấy tờ là chứng minh thư của em. Nhưng sau đó, mọi thủ tục thu gom nông sản là do anh B tự làm, em không được làm gì cả. Vậy em muốn hỏi là anh B có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền không và khi có việc gì xảy ra em có phải chịu trách nhiệm gì không?
Em xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện. Theo đó, người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
Người ủy quyền có được tự mình thực hiện công việc đã ủy quyền
Khi đã ủy quyền lại cho anh/chị, anh B không cần tự mình thực hiện các nội dung đã ủy quyền cho anh/chị nữa vì đã có anh/chị thay mặt và nhân danh thực hiện các công việc đó. Tuy nhiên, anh B vẫn có quyền tự mình thực hiện các công việc đã ủy quyền lại cho anh/chị nếu việc này không vi phạm các điều khoản của hợp đồng và trong trường hợp anh A xét thấy cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện cho Công ty A. Trường hợp, việc anh B tự ý thực hiện các công việc đã ủy quyền cho anh/chị mà gây thiệt hại cho anh/chị thì anh/chị có quyền yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại tương ứng.
Về vấn đề anh B tự mình thực hiện các công việc đã ủy quyền, anh/chị cũng cần lưu ý quy định về quyền đơn phương Chấm dứt hợp đồng của anh B theo quy đình tại Điều 569 BLDS 2015:
– Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
– Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý.
Theo quy định này anh B vẫn có thể đơn phương chấm dứt việc ủy quyền để tự mình thực hiện công việc khi nào anh B muốn.
Khi người ủy quyền tự thực hiện các công việc đã ủy quyền người được ủy quyền có phải chịu trách nhiệm gì không?
Đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với em khi anh B tự thực hiện các công việc đã ủy quyền cho em, Luật sư LawKey định hướng cho em giải quyết vấn đề này như sau:
– Thứ nhất:
Em cần biết, theo quy định của BLDS 2015, người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó; Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền; Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền; Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền; Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; Và bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ trên.
Do đó, căn cứ vào quy định này, em cần đối chiếu lại các sự kiện trong vấn đề của mình để xác định bản thân có vi phạm nghĩa vụ hay không. Từ đó, xác định thiệt hại tương ứng do lỗi vi phạm nghĩa vụ của của mình gây ra. Em có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại này cho anh B.
– Thứ hai:
Em cần trao đổi lại với anh B để biết được nguyên nhân vì sao công việc đã ủy quyền cho em mà anh B vẫn thực hiện các công việc đó. Nếu là do anh B đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì em cần căn cứ theo quy đình tại Điều 569 BLDS 2015 đã dẫn chiếu ở trên để xác định thiệt hại do hành vi của anh B gây ra, yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại cho em.
– Thứ ba:
Trường hợp, em băn khoăn về các hành vi của anh B và cũng không còn nhu cầu nhận ủy quyền nữa, em có thể chấm dứt việc được ủy quyền theo căn cứ sau:
+ Nếu uỷ quyền giữa em và anh B không có thù lao thì em có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý;
+ Nếu uỷ quyền giữa em và anh B thì em có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.
Xem thêm: Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền
Lập di chúc có cần sự đồng ý của tất cả các con không?
Việc lập di chúc để phân chia tài sản sau khi người lập di chúc mất tránh xảy ra tranh chấp. Vậy lập di chúc có cần sự [...]
Học sinh trốn học gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường thiệt hại?
Học sinh trốn học gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường thiệt hại? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]