Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
Trong một số trường hợp nhất định, kinh phí sử dụng tài sản công được khoán. Pháp luật quy định về việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Nguyên tắc khoán kinh phí sử dụng tài sản công
Điều 5 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc khoán kinh phí sử dụng tài sản công như sau
– Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được áp dụng đối với cán bộ, công chức, đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
– Nhà nước khuyến khích áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng tài sản công đối với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công nhưng không thuộc trường hợp khoán bắt buộc.
– Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công phải bảo đảm an ninh, an toàn và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao. Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
– Không thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp:
- Tài sản liên quan đến bí mật nhà nước;
- Cơ quan nhà nước đã được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản để phục vụ hoạt động, trừ trường hợp tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện trang bị tài sản công, không bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong trường hợp đã thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản.
– Nguồn kinh phí khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan nhà nước.
Khoán kinh phí sử dụng tài sản công
Tùy từng trường hợp cụ thể, việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được quy định như sau:
Khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ
– Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ được áp dụng đối với các đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
– Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở phổ biến tại thị trường địa phương nơi đối tượng nhận khoán đến công tác phù hợp với loại nhà ở và diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức áp dụng đối với đối tượng nhận khoán.
– Kinh phí khoán được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng.
Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô
– Đối tượng, phương pháp xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
– Kinh phí khoán được thanh toán cho người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng. Riêng kinh phí khoán trong trường hợp đi công tác được thanh toán cùng với việc thanh toán công tác phí.
Khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị
– Đối tượng và hình thức khoán: Cán bộ, công chức và đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị cho cá nhân phục vụ nhiệm vụ được giao.
– Mức khoán:
Mức khoán (đồng/tháng) | = | Mức giá máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn, định mức (đồng) | x | Tỷ lệ (%) hao mòn theo chế độ quy định |
12 (tháng) |
Trong đó:
- Mức giá máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn, định mức do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá mức giá quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
- Tỷ lệ (%) hao mòn theo chế độ quy định được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan nhà nước. Trường hợp máy móc, thiết bị áp dụng hình thức khoán không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì tỷ lệ hao mòn được xác định là 20%/năm.
– Kinh phí khoán được thanh toán cho người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng.
Khoán kinh phí sử dụng các tài sản khác
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nguyên tắc khoán kinh phí sử dụng tài sản công và tình hình thực tế để quyết định việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Trên đây là nội dung bài viết Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Thu hồi tài sản công khi CQNN được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho NN
Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử
Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào để nhanh chóng và chuẩn xác nhất? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện nay
Tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự. Vậy căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện [...]