Tiếp nhận người có hoàn cảnh khó khăn vào cơ sở bảo trợ xã hội
Những nội dung cần biết về trình tự, thủ tục tiếp nhận người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
– Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, bao gồm:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
– Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 103/2017/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, hoạt động; giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm:
– Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
– Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
– Biên bản của Hội đồng xét duyệt theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
– Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
– Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.
Xem thêm: Quy định về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
– Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định gửi Chủ tịch UBND cấp xã;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng xét duyệt cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở ỦUBND cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ sở tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu cơ sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;
– Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở thì người đứng đầu cơ sở phải trả lời ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung bài viết Tiếp nhận người có hoàn cảnh khó khăn vào cơ sở bảo trợ xã hội, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Không bắt buộc trẻ em dưới 14 tuổi làm thẻ căn cước?
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, theo đó công an cả nước sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho công dân [...]
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm soát thủ tục hành chính
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey [...]