Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về các nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó có nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Khái niệm nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em:
Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình óc trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (khoản 2 Điều 58).
Và nguyên tắc này cũng được nhấn mạnh tại khoản 4 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Vậy nguyên tắc bảo vệ bà mẹ là gì?
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ là bảo vệ các quyền của phụ nữ khi sinh con, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, quyền được hưởng những lợi ích của phụ nữ khi sinh theo pháp luật.
Ví dụ tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn :
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Quy định hạn chế ly hôn này chỉ áp dụng với chồng mà không áp dụng với vợ.
Còn nguyên tắc bảo vệ trẻ em là gì?
Nguyên tắc bảo vệ trẻ em là nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho trẻ em có điều kiện học tập, vui chơi, khôn lớn (điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.), bảo vệ quyền được cha mẹ chăm sóc trong gia đình, quyền được giám hộ của trẻ em,…
Tại khoản 2, Điều 68, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con: “2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Cũng tại Luật này quy định “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.” (Khoản 1, Điều 77).
Tóm lại, các điều khoản trong chế định hôn nhân đã thể hiện tư tưởng nhân đạo, tiến bộ, nhân văn trong việc bảo vệ, duy trì quyền lợi của bà mẹ, trẻ em – nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Đây là một điều hết sức đúng đắn, nó góp phần đưa xã hội phát triển, tiến bộ, đi lên.
Nội dung nguyên tắc
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em được khẳng định trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta, là tư tưởng chỉ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, do đó là nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình. Bà mẹ và trẻ em nói chung cần được bảo vệ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân.
Xuất phát từ đặc điểm về thể chất và tinh thần, phụ nữ và trẻ em là đối tượng cần được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Đặc biệt, khi làm mẹ, người phụ nữ phải thực hiện thiên chức của mình là nuôi con bằng sữa mẹ. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm, các nhà tâm lý học và giáo dục học đã kết luận rằng ảnh hưởng của người mẹ đối với tình cảm, nhân cách và sự nghiệp của con lớn hơn rất nhiều so với người cha. Vì vậy, bảo vệ bà mẹ nhằm đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó và có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Nhà nước, xã hội, và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được cụ thế hóa trong các chế định của Luật hôn nhân và gia đình, bao gồm: chế định hôn nhân; quyền và nghĩa vụ vợ chồng; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; xác định cha, mẹ, con; ly hôn.
Như vậy, nguyên tắc bà mẹ và trẻ em là nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong mọi hoàn cảnh, nhưng đặc biệt vẫn là việc bảo vệ và giúp đỡ các bà mẹ đơn thân, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các chức năng của người mẹ, đồng thời bảo vệ và chăm sóc những đứa trẻ sinh ra không trên cơ sở hôn nhân.
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta đã có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền trẻ em và phụ nữ. Luật HNGĐ năm 2014 đã xác định các nguyên tắc cơ bản: nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. Luật HNGĐ nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, giáo dục con cái phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Quyền và lợi ích của trẻ em còn được thể hiện trong các quy định của chế định con nuôi trên nguyên tắc khuyến khích việc nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi, nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ nhân thân, trẻ em còn có quyền và nghĩa vụ tài sản. Bộ Luật dân sự Việt nam đã có những quy định bảo vệ quyền trẻ em thông qua các cơ sở pháp lý như: xác định chế định về năng lực chủ thể pháp luật dân sự của người chưa thành niên, chế định giám hộ; chế định thừa kế với việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em là con nuôi…. Người chưa thành niên bình đẳng so với các cá nhân khác trong năng lực pháp luật dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện và chịu trách nhiệm. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự hạn chế; người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường hoàn toàn thiệt hại. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tận làm con nuôi. Đồng thời luật còn quy định “nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục mua bán trẻ em hoặc vì lợi ích trục lợi khác”.
Trên đây là bài viết về nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Thông tư liên tịch Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-BỘ TƯ PHÁP Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ [...]
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 67/2015/ND-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định chi tiết Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
Luật hôn nhân và gia đình 2000
Luật hôn nhân và gia đình 2000 Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng [...]