Đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối không nối lưới
Dự án điện sinh khối không nối lưới là gì? Để đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối không nối lưới cần thực hiện thủ tục gì?
Dự án điện sinh khối không nối lưới là gì?
Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Quyết định 24/2014/QĐ-TTg đưa ra khái niệm về dự án điện sinh khối không nối lưới (KNL) như sau:
Dự án điện sinh khối KNL là dự án nhà máy điện sinh khối xây dựng để cung cấp toàn bộ điện năng cho các hộ sử dụng trong khu vực, không đấu nối với lưới điện quốc gia.
Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển điện sinh khối cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, số các dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động tính đến thời điểm này vẫn còn quá ít và chỉ có vài dự án là điện sinh khối nối lưới, việc đầu tư mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của quốc gia.
Nguyên tắc xem xét hỗ trợ dự án điện sinh khối không nối lưới
Trước khi đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL cần xem xét những nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;
+ Dự án hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành;
+ Số liệu đầu vào chủ yếu cho tính toán giá điện và đơn giá hỗ trợ cho dự án điện sinh khối được xem xét trên nguyên tắc sau:
– Trường hợp công suất đặt của dự án lớn hơn công suất yêu cầu thực tế của lưới điện khu vực, thì sản lượng điện phát thực tế của năm trước và sản lượng dự kiến phát trong các năm tiếp theo được sử dụng làm cơ sở để xác định đơn giá hỗ trợ. Đối với các dự án khác, sản lượng điện phát lấy theo sản lượng phát thực tế hoặc sản lượng phát dự kiến trong dự án đầu tư đã được duyệt, lấy số lớn hơn;
– Tổng mức đầu tư dự án lấy theo tổng mức đầu tư trong dự án đầu tư được duyệt;
– Chi phí khấu hao theo quy định pháp luật hiện hành.
Trình tự
Trình tự đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL
+ Chủ đầu tư dự án điện sinh khối không nối lưới lập Hồ sơ đề nghị hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Năng lượng. Số lượng hồ sơ yêu cầu: 10 (mười) bộ hồ sơ và 01 (một) CD/DVD/USB chứa file mềm Hồ sơ đề nghị hỗ trợ và các tài liệu kèm theo;
+ Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Năng lượng chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định Hồ sơ đề nghị hỗ trợ báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục Năng lượng được phép thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện phục vụ công tác thẩm định.
Hồ sơ đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối không nối lưới
Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 44/2015/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL;
+ Dự án đầu tư trong đó có các thuyết minh về chủ đầu tư, phương án giá điện và các nội dung chính về sự cần thiết và đánh giá hiệu quả của phương án hỗ trợ;
+ Kế hoạch vận hành và kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch và phương án chi phí, kỹ thuật phục vụ tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà máy điện sinh khối sau khi kết thúc dự án;
+ Ý kiến của UBND cấp tỉnh về nội dung Hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Trên đây là bài viết về đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối KNL Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Xem thêm: Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực
Giải quyết quyền lợi của người lao động thế nào khi doanh nghiệp nợ BHXH?
Đối với doanh nghiệp nợ BHXH thì việc giải quyết quyền lợi của người lao động thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Dịch vụ cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá mới nhất hiện nay
Để được cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. [...]