Người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (NĐDTPL) là ai? Mỗi loại hình doanh nghiệp có thể có người đại diện giống nhau không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết sau
Khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật (NĐDPL) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều NĐDPL. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDPL được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDPL thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới về cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của NĐDPL trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng NĐDPL, theo đó:
– Mỗi NĐDPL của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;
– Tất cả người NĐDPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
NĐDTPL của từng loại hình doanh nghiệp là những ai
Loại hình doanh nghiệp | Người đại diện theo pháp luật |
Doanh nghiệp tư nhân | Chủ doanh nghiệp tư nhân |
Công ty hợp danh | Các thành viên hợp danh |
Công ty TNHH một thành viên | – Trường hợp tổ chức là chủ sở hữu: + Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. + Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là NĐDPL của công ty. – Trường hợp cá nhân là chủ sở hữu: + Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì thông thường Chủ tịch công ty sẽ là NĐDPL của công ty. + Công ty nên quy định chi tiết NĐDPL trong Điều lệ công ty, pháp luật không có quy định hạn chế hay chỉ định đối với NĐDPL của công ty TNHH MTV do cá nhân là chủ sở hữu. |
Xem thêm: Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không
Trên đây là nội dung bài viết “Người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh nghiệp“. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp và tham khảo dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Khi góp vốn vào doanh nghiệp cần chú ý những gì?
Khi góp vốn vào doanh nghiệp cần chú ý những gì? Tài sản nào được góp vốn? Thời gian góp là bao lâu? Pháp luật quy định [...]
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay được quy định như thế nào? Doanh nghiệp [...]