Trốn cách ly y tế có thể bị xử lý hình sự và phạt tù đến 12 năm
Ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A tại Việt Nam, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Vậy các hình thức xử phạt khi không tuân thủ quy định về bệnh truyền nhiễm nhóm A được quy định như thế nào? Trốn cách ly y tế bị xử phạt như thế nào?
Phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Theo hướng dẫn tại 45/TANDTC-PC, người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly nhưng (i) Trốn khỏi nơi cách ly, (ii) Không tuân thủ quy định về cách ly hoặc (iii) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Theo Điều 240 Bộ luật Hình sự, người phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người tùy mức độ sẽ bị xử phạt đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 10 năm.
Lưu ý, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người…
Phạm tội về an toàn ở nơi đông người
Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa nhưng (i) Trốn khỏi nơi cách ly, (ii) Không tuân thủ quy định về cách ly hoặc (iii) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.
Theo Điều 295 Bộ luật Hình sự, người phạm tội về an toàn ở nơi đông người có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 12 năm.
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cả người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh và người tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh đều có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt đối với cá nhân trong trường hợp này lên tới 20 triệu đồng, buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Trên đây là nội dung Trốn cách ly y tế có thể bị xử lý hình sự và phạt tù đến 12 năm Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự
Pháp luật quy định như thế nào về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự? Quyền [...]
Trình tự cấp thị thực cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế
Trường hợp nào thì cấp thị thực tại của khẩu quốc tế? Trình tự cấp thị thực cho người nước ngoài tại cửa khẩu [...]