Lập di chúc có cần sự đồng ý của tất cả các con không?
Việc lập di chúc để phân chia tài sản sau khi người lập di chúc mất tránh xảy ra tranh chấp. Vậy lập di chúc có cần sự đồng ý của tất cả các con không?
Di chúc là gì?
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được định nghĩa:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng
Như vậy, di chúc là văn bản được lập ra khi một người có tài sản và muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết.
Di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nên không phụ thuộc vào người khác.
Quyền của người lập di chúc
Về quyền của người lập di chúc, Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ các quyền như sau:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Ngoài ra, theo Điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”
Như vậy, khi tiến hành lập di chúc, ba mẹ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phụ thuộc vào con cái của mình.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tài sản mà ba mẹ lập di chúc. Trong một số trường hợp vẫn cần phải có sự đồng ý của các con như tài sản là đất cấp cho hộ gia đình thuộc sở hữu chung thì vẫn phải cần sự đồng ý của các con.
Trên đây là nội dung bài viết lập di chúc có cần sự đồng ý của tất cả các con không?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
Để tiến hành đầu tư được thuận lợi thì việc xây dựng dự án đầu tư ban đầu là điều cần thiết. Dưới đây là khái [...]
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế là một nội dung quan trọng nhằm xác định việc thừa kế trong những trường hợp [...]