Tội mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự
Mua bán người là hành vi trái pháp luật, vi phạm pháp luật hình sự. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội mua bán người?
Khái niệm tội mua bán người
Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 SĐ, BS 2017.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì xử lý hình sự về tội mua bán người:
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện những hành vi trên.
Dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Hành vi của người phạm tội mua bán người xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi;
+ Có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện những hành vi mua bán người thu lợi bất chính;
+ Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đích phạm tội chính là vì vụ lợi (để thu lợi bất chính).
* Chủ thể của tội phạm
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
>>> Xem thêm: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Hình phạt
* Khung hình phạt tại Khoản 1:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định ở hai dòng trên.
* Khung hình phạt tại Khoản 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
+ Có tổ chức;
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Đối với từ 02 người đến 05 người;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
* Khung hình phạt tại Khoản 3:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
+ Đối với 06 người trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là bài viết về tội mua bán người Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thừa kế theo pháp luật là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Vậy pháp [...]
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được chiếm hữu không?
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được chiếm hữu tài sản đó không? Pháp luật quy định thế nào [...]