Hai bên ở hai nơi khác nhau thì ủy quyền như thế nào?
Không phải khi nào hai bên ủy quyền cũng ở gần nhau để thực hiện việc công chứng ủy quyền. Vậy hai bên ở hai nơi khác nhau thì ủy quyền như thế nào?
Hình thức ủy quyền
Trên thực tế hiện nay, việc ủy quyền được tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền, có thể coi là hình thức ủy quyền đơn phương, không cần có sự có mặt của người được ủy quyền. Người được ủy quyền có thể đồng ý hoặc không đồng ý thực hiện các nội dung công việc trong giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền thường liên quan tới các công việc ủy quyền không có thù lao, chủ yếu dựa vào uy tính và không quá ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền được thừa nhận rộng rãi nhưng không có văn bản nào quy định cụ thể.
Hợp đồng ủy quyền, là sự thỏa thuận giữa các bên, quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng này, gồm nội dung công việc, quyền và nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận trả thù lao nếu có hoặc theo quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền cần sự có mặt của cả hai bên là bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền để xác nhận.
Hai bên ở hai nơi khác nhau thì ủy quyền như thế nào?
Theo quy định, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi công chứng hợp đồng ủy quyền tại Khoản 2, Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định:
Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
…
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, nếu như không cùng nơi cư trú, bên ủy quyền đến tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú hiện tại để công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên ủy quyền chuyển hợp đồng đã được công chứng cho bên kia để họ đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về hai bên ở hai nơi khác nhau thì ủy quyền như thế nào?. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp nhanh nhất.
Quyết định 60/2015/QĐ-TTg Cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 60/2015/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, [...]
- Thông tư 11/2015/TT-BKHCN Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- Nghị định 17/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập
- Nghị định 140/2021/NĐ-CP
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm thì khi đáp ứng điều kiện thì [...]
- Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu
- Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
- Nghị định 80/2017/NĐ-CP