Các hình thức giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng lawkey tìm hiểu về các hình thức giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015.
Giao dịch dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương (hợp đồng) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy theo từng giao dịch cụ thể mà giao dịch đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều kiện về chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự
Chủ thể ở đây bao gồm tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập.
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là cá nhân phỉa có năng lực hành vi dân sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dịch dân sự.
Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự.
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể, có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự.
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí nên chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện trong việc thể hiện và bày tỏ ý chí của mình. Trước khi tham gia vào giao dịch dân sự, các chủ thể có quyền tự do quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch dân sự, không bị chi phối, ép buộc.
Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự
Hình thức của giao dịch dân sự là phương thức thể hiện nội dung của giao dịch. Các bên chủ thể có quyền lực chọn hình thức phù hợp để xác lập giao dịch.
Các hình thức giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Hình thức bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch dân sự được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi thực hiện (như mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa các chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết.
Giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
>>xem thêm: Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
Trên đây là nội dung tư vấn về Các hình thức giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015 Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của luật quản lý ngoại thương
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG Điều VI của Hiệp định [...]
Quyền hưởng dụng là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Quyền hưởng dụng được pháp luật dân sự quy định thuộc các quyền khác đối với tài sản. Vậy Bộ luật dân sự 2015 [...]