Quy định của pháp luật dân sự về trưng mua tài sản
Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự về trưng mua tài sản – biện pháp cưỡng chế buộc phải bán tài sản cho Nhà nước…
Trưng mua tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008 thì:
Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Quy định của pháp luật về tài sản bị trưng mua
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản bị trưng mua tại Điều 243 như sau:
Chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể có thẩm quyền trưng mua tài sản là Nhà nước. Theo quy định của các luật liên quan như Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008 thì Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền trưng mua đối với tài sản cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời điểm chấm dứt quyền sở hữu
Thời điểm chấm dứt quyền sở hữu là thời điểm quyết định trưng mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực. Khi quyết định trưng mua của cơ quan nhà nước có hiệu lực, chủ sở hữu chính thức chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang cho Nhà nước.
Điều kiện trưng mua tài sản
– Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
– Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
– Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
– Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Nguyên tắc thực hiện việc trưng mua
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008, theo đó:
– Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia.
– Việc trưng mua trưng dụng tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.
– Việc trưng mua trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
– Người có tài sản trưng mua trưng dụng phỉa chấp hành quyết định trưng mua trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.
– Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả.
>>xem thêm: Quy định về mua sắm tập trung theo Luật đấu thầu 2013
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Điều kiện kinh doanh Bất động sản theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được hỗ trợ. Cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc.
Những vấn đề cần biết khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm bao gồm cầm cố, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Vậy khi xác [...]
Hồ sơ đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng hiện nay
Để được cấp tín dụng, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng [...]