Thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự
Hòa giải là một trong số những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, là phương thức mà trong đó một bên thứ ba trung lập đứng ra giúp đỡ để các đương sự có thể dễ dàng trao đổi và hòa thuận với nhau. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự.
Hòa giải trong tố tụng tụng dân sự là gì?
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Chủ thể tiến hành
Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành, Tòa án là chủ thể trung gian tiến hành hòa giải
Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự
Mặc dù là hoạt động do Tòa án tiến hành nhưng về bản chất vẫn là sự thỏa thuận của các đương sự. Chỉ có các đương sự mới có quyền hòa giải, thỏa thuận với nhau về tất cả những vấn để của nội dung vụ án.
Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các đương sự có quyền thương lượng thỏa thuận với nhau để giải quyết những bất đồng về quyền lợi của mình trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, thỏa thuận. Mọi sự tác động từ bên ngoài trái ý muốn của các đương sự đều bị coi là trái pháp luật.
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự
Hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự chỉ được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm.
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự bởi ý nghĩa nó mang lại cho cả đương sự, Tòa án, xã hội. Nếu hòa giải thành trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, tránh mất thời gian và tiền bạc cho các bên.
Thủ tục tiến hành hòa giải
Hòa giải trong tố tụng dân sự phải được tiến hành theo thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Các quy định về thủ tục hòa giải bao gồm: quy định về thành phần phiên hòa giải, thủ tục triệu tập các đương sự tham gia hòa giải, thông báo về phiên hòa giải, trình tự tiến hành hòa giải và thủ tục ra quyết định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự…
Hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nguyên tắc hòa giải vụ án dân sự
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không hợp vs ý chí của mình.
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Phạm vi các vụ án Tòa tiến hành hòa giải
Pháp luật tố tụng dân sự quy định phạm vi Tòa án tiến hành hòa giải dân sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là rất rộng, là những tranh chấp được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,…
Những vụ án dân sự không được hòa giải
Ngoài ra, Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những vụ án không được hòa giải gồm:
– Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
– Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
– Bị đơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự
– Một trong các bên đương sự đề nghị không hòa giải
Thành phần phiên hòa giải
Thành phần phiên hòa giải bao gồm:
– Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải
– Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải
– Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự
– Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
– Người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng việt
– Cá nhân, cơ quan tổ chức khác trong trường hợp cần thiết
>xem thêm: Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Trên đây là nội dung chi tiết về Thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự theo quy định mới nhất. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
04 phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm năm 2023
Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm thì các bên có thể áp dựng các phương thức giải quyết nào? Hãy cùng LawKey [...]
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người [...]