Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho nhà ở
Bên cạnh quyền sử dụng đất, nhà ở cũng là một trong các đối tượng phổ biến của hợp đồng tặng cho tài sản. Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho nhà ở như thế nào? Hãy cũng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho nhà ở
Việc tặng cho nhà ở không chỉ tuân thủ các quy định chung về tặng cho trong Bộ luật dân sự năm 2015 mà còn phải đáp ứng được các điều kiện được qui định trong Luật Nhà ở năm 2014.
Theo khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014, nhà ở là đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
Đây là loại giấy tờ xác minh quyền sở hữu hợp pháp của bên tặng cho nhà ở. Riêng đối với trường hợp tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu
Mục đích của hợp đồng tặng cho nhà ở là chuyển giao quyền sở hữu đối với nhà ở, do vậy nhà ở đang bị tranh chấp về quyền sở hữu không thể trở thành đối tượng tặng cho
Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật
Điều 95 Luật thi hành án dân sự năm 2014 quy định về việc kê biên nhà ở như sau:
- Việc kê biên nhà ở là nơi duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án.
- Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở.
Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Đối với trường hợp giải tỏa, phá dỡ; Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014 có qui định như sau:
- Nhà ở bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng đã có quyết định kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai
- Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhà ở xây dựng trong khi vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Nhà ở thuộc diện phải tháo dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Chủ thể tặng cho nhà ở
Bên tặng cho là cá nhân
– Người tặng cho tài sản đã thành niên: nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật về năng lực hành vi dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015
– Trường hợp người tặng cho chưa thành niên: để tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho con chưa thành niên thì người con này cần có người đại diện theo pháp luật
Bên tặng cho là pháp nhân
– Đối với tổ chức: khi tham gia vào giao dịch tặng cho nhà ở, phải đáp ứng các điều kiện chủ thể như: phải thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức rõ ràng đúng quy định pháp luật, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
– Đối với hộ gia đình: các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
>>xem thêm: Điều kiện tặng cho đất ruộng theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung bài viết Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho nhà ở, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không? Những chế độ mà người tham [...]
Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/03/1018 Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng [...]