Sử dụng cần sa có bị xử lý hình sự không?
Sử dụng cần sa có bị xử lý hình sự không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cần sa có bị cấm sử dụng không?
Cần sa và các chế phẩm từ cần sa đã được Chính phủ liệt kê tại Danh mục I, Nghị định 73/2018/NĐ-CP (cụ thể ở STT 45, Danh mục ID). Theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP thì Danh mục I là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, cần sa được xem là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, nên người sử dụng cần sa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Sử dụng cần sa bị xử phạt thế nào?
Sử dụng cần sa sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
Sử dụng cần sa bị xử phạt vi phạm hành chính
Vì cần sa được liệt kê là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống nên người có hành vi sử dụng cần sa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Theo quy định này, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Sử dụng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Bộ luật Hình sự 2015 không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, khi phát hiện có lưu trữ ma túy trái phép trong người thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau:
♠ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
♠ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>Xem thêm: Nạo phá thai có vi phạm pháp luật hay không?
Trên đây là bài viết về: Sử dụng cần sa có bị xử lý hình sự không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Trái phiếu doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
Trái phiếu doanh nghiệp là một trong các loại chứng khoán trên thị trường. Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn quy định [...]
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Việc phân loại quan hệ dân sự [...]