Đại diện cho thương nhân là gì?
Đại diện cho thương nhân là gì? Thời hạn đại diện cho thương nhân được xác định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đại diện cho thương nhân là gì?
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Trong đó, các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định Bộ luật Dân sự 2015.
(Điều 141 và Điều 142 Luật Thương mại 2005)
Thời hạn đại diện cho thương nhân
Theo Điều 144 Luật Thương mại 2005, thời hạn đại diện cho thương nhân được quy định như sau:
(1) Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.
(2) Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
(3) Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại (2) thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
(4) Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại (2) theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Nghĩa vụ của các bên trong đại diện cho thương nhân
Nghĩa vụ của bên đại diện và bên giao đại diện được quy định cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của bên đại diện
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 145 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Nghĩa vụ của bên giao đại diện
Cụ thể tại Điều 146 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
- Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
- Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.
>>Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm nạp khí
Trên đây là bài viết về Đại diện cho thương nhân là gì? Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách đầy đủ nhất.
Thông tư 13/2022/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Luật Công nghệ thông tin 2006
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- Thông tư 20/2014/TT-BTP Ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thông tư 42/2014/TT-NHNN về Chế độ kế toán đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 42/2014/TT-NHNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – [...]