Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn không? Quyền và trách nhiệm của công đoàn bảo vệ người lao động là gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?
Theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012, nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn được quy định như sau:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Căn cứ quy định nêu trên, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập tổ chức công đoàn. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, và người lao động có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không.
Quyền và trách nhiệm của công đoàn bảo vệ người lao động
Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định chi tiết tại Mục 1 Chương II Luật Công đoàn 2012, bao gồm:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.
- Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật.
- Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị.
- Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.
- Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở.
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về công đoàn
♣ Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
- Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
♣ Xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn căn cứ theo Điều 31 Luật Công đoàn 2012, cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
Các nguồn thu tài chính công đoàn
Theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
>>Xem thêm: Xử lý doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động như thế nào?
Trên đây là bài viết về: Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Nghị định 58/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
CHÍNH PHỦ Số: 58/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng [...]
Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010
QUỐC HỘI Số: 62/2010/QH12 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ [...]