Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy trong khi đang thực hiện hợp đồng mà muốn sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã ký thì tiến hành như thế nào?
Quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động.
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Sau khi báo thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận và sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trường hợp 2: Hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
>>Xem thêm: Quy định về việc tái ký hợp đồng lao động hết hạn năm 2023
Trên đây là bài viết về: Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Bố trí tăng ca sao cho không vi phạm quy định của pháp luật?
Bố trí tăng ca sao cho không vi phạm quy định của pháp luật? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết sau đây. 1. Số giờ tăng [...]

Tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc khi thuộc các trường hợp luật định. Dưới đây là tạm đình chỉ [...]