Các vấn đề của vụ án hình sự phải được giải quyết khi nghị án
Các vấn đề nào của vụ án hình sự phải được giải quyết khi nghị án? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các vấn đề của vụ án hình sự phải được giải quyết khi nghị án
Cụ thể tại khoản 3 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:
- Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
- Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
- Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng;
- Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
- Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
- Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
- Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
- Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
Thẩm quyền nghị án vụ án hình sự
Theo khoản 1 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 thì chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án.
Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng.
Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Quy định về biên bản nghị án vụ án hình sự
Căn cứ theo Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về biên bản nghị án vụ án hình sự như sau:
♣ Khi nghị án phải lập biên bản.
Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
♣ Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:
- Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;
- Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, ý kiến khác (nếu có).
♣ Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản 2 Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015 và họ tên các Thẩm phán.
Các quyết định khi kết thúc nghị án vụ án hình sự
Theo khoản 6 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 quy định kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
- Ra bản án và tuyên án;
- Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
- Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
- Tạm đình chỉ vụ án.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản 6 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015.
>>Xem thêm: Tổng hợp các mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự 2023
Trên đây là bài viết về: Các vấn đề của vụ án hình sự phải được giải quyết khi nghị án. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Xử phạt hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa theo quy định hiện hành
Xử phạt hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa theo quy định hiện hành được cụ thể hóa như thế nào? Mức phạt cho mỗi [...]
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập như thế nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vậy ngân hàng [...]