Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng là khi nào?
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng là khi nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng là khi nào?
Theo khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT;
Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
Đối tượng quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tham gia BHYT từ ngày 01/7/2009 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.
Người được cấp thẻ BHYT, trong thời hạn sử dụng được sử dụng thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh để được giải quyết hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo quy định.
Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp nào?
Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
- Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
- Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
(Khoản 4 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008)
Phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT
Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
(Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014))
Mức hưởng BHYT
Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định cụ thể như sau:
Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh đúng tuyến
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008;
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Lưu ý: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 4.1 theo tỷ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Không áp dụng quy định trên đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
(Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014))
>>Xem thêm: Mới: Bắt buộc ghi âm quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất
Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo [...]
Chế độ thai sản đối với chồng của lao động nữ mang thai hộ
Mang thai hộ mục đích nhân đạo là hành vi được pháp luật cho phép, điều này đã giúp rất nhiều bà mẹ không có khả [...]