Quy định tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động
Hiện nay, việc tính thu nhập chịu thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê lại lao động
Về vấn đề này, người nộp thuế có thể tham khảo nội dung trả lời tại Công văn 20479/CT-TTHT năm 2023 của Cục Thuế TP Hà Nội trả lời vướng mắc về tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính có hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
“…2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền
.…
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:…
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức
…
Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
…
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế)
.…”
Theo các quy định trên, trường hợp người lao động có phát sinh khoản thu nhập từ khen thưởng khi lập thành tích xuất sắc thì các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho người lao động và kê khai thuế với Cơ quan Thuế theo quy định.
Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các văn bản pháp luật về thuế để thực hiện đúng quy định.
Cho thuê lại lao động là gì?
Theo Bộ luật Lao động 2019, cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết HĐLĐ với một NSDLĐ là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết HĐLĐ trước đó.
Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và chỉ áp dụng đối với một số công việc nhất định.
>>Xem thêm: Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Luật Quản lý thuế 2019
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động
Biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động Bảo vệ sức khỏe cho người [...]
Để được hưởng chế độ thai sản lao động nữ phải đóng bao nhiêu tháng
LawKey xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề hưởng chế độ thai sản lao động nữ phải đóng bao nhiêu tháng? [...]