Người đại diện tham gia tố tụng dân sự có thể thừa nhận chứng cứ thay đương sự không?
Theo quy định, người đại diện trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện. Hãy cùng LawKey tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Quy định về người đại diện trong tố tụng dân sự
Theo Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về người đại diện như sau:
♣ Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
♣ Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
♣ Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
♣ Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ là người đại diện.
Người đại diện tham gia tố tụng dân sự có thể thừa nhận chứng cứ thay đương sự không?
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh như sau:
♣ Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
♣ Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
♣ Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Những trường hợp không được làm người đại diện
♣ Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
♣ Quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
♣ Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
(Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
>>Xem thêm: Cố ý làm hư hỏng tài sản do mâu thuẫn bị xử lý như thế nào
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về: Người đại diện tham gia tố tụng dân sự có thể thừa nhận chứng cứ thay đương sự không? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cổ tức là gì? Các hình thức trả cổ tức phổ biến hiện nay?
Cổ tức là khoản chia sẻ lợi nhuận của công ty cổ phần cho các nhà đầu tư. Vậy cổ tức là gì? Các hình thức trả cổ [...]
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, lượng chất thải thải ra môi trường từ các nhà máy, khu công nghiệp,… là rất lớn. Vậy các tổ chức, doanh [...]