Điều kiện cấp GCNVSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Điều kiện chung
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
b) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Các điều kiện cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật an toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật an toàn thực phẩm 2010, Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
Điều 18 Luật này quy định: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Các điều kiện cụ thể tại 20 và 21 các bạn tham khảo bài viết ở link dưới đây.
>>Xem thêm: Điều kiện cấp GCNVSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
Trên đây là các điều kiện cần để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có thể được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu bạn đang có nhu cầu mở cơ sở sản xuất kinh doanh thực thẩm tươi sống, hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn và sử dụng Dịch vụ xin cấp giấy Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm rẻ nhất nhanh nhất nhé.
Thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định [...]
02 biện pháp ngăn chặn có thể thay thế tạm giam trong tố tụng hình sự
Các biện pháp ngăn chặn nào có thể thay thế tạm giam trong tố tụng hình sự? Trường hợp nào được hủy bỏ hoặc thay [...]