Quy định về phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ để thi hành án dân sự được quy định trong Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định về phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì việc phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ để thi hành án dân sự như sau:
♣ Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi khoản 26 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa.
♣ Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
♣ Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.
Hướng dẫn việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án dân sự
Theo Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án dân sự được quy định như sau:
♣ Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án.
♣ Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng.
Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008.
♣ Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
♣ Trường hợp trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự 2008.
>>Xem thêm: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình theo Bộ luật Dân sự 2015
Trên đây là bài viết tư vấn về: Quy định về phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cách xác định hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Hiệu lực của các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động Theo quy định của Luật vệ sinh, an toàn lao động , Người lao động tham gia bảo [...]