Khi nào thì người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh?
Khi nào thì những người phạm tội phải bắt buộc chữa bệnh? Các hướng dẫn giải quyết các trường hợp chữa bệnh đối với người phạm tội theo quy định của pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi nào thì bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội
Cụ thể, tại Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội như sau:
Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 như người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh với người phạm tội
- Kinh phí bảo đảm cho thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc điều trị y tế và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh; lập hồ sơ, trưng cầu giám định, tổ chức đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần, truy tìm người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn; chế độ ăn, mặc, ở, chăm sóc, điều trị y tế cho người bị bắt buộc chữa bệnh, giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết.
- Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần được tiếp nhận sự tài trợ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ chi kinh phí cho từng hoạt động cụ thể do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn.
(Theo Điều 4 Nghị định 64/2011/NĐ-CP)
Chế độ quản lý, điều trị đối với người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh
- Kể từ thời điểm người bị bắt buộc chữa bệnh, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với những người bị bệnh tâm thần khác và không được phân biệt đối xử.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc xét duyệt, tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nhân viên bảo vệ cho các cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh trốn
Tại Điều 10 Nghị định 64/2011/NĐ-CP thì khi có người bị bắt buộc chữa bệnh trốn, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người bị bắt buộc chữa bệnh biết để phối hợp truy tìm; đồng thời, phải chủ trì tổ chức ngay các biện pháp để truy tìm như đối với người bị bệnh tâm thần khác và báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần biết để cùng phối hợp truy tìm.
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết, Thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần đóng đến thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết, thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và Viện Kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; làm thủ tục khai tử với chính quyền cơ sở. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết là người nước ngoài, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch.
Sau khi được cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần đóng đồng ý, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần tổ chức việc mai táng theo quy định chung. Sau khi tổ chức việc mai táng, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần phải gửi thông báo cho Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh đề nghị cho nhận tử thi về mai táng và cam kết tự chịu chi phí, chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường thì cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần lập biên bản bàn giao tử thi cho họ.
(Theo Điều 5 Nghị định 64/2011/NĐ-CP)
>>Xem thêm: Mức phạt tiền hành vi không chấp hành sự chỉ đạo phòng chống bão
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng phòng vệ thương mại
Theo quy định của pháp luật, để được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, tổ chức, cá nhân cần nộp [...]
Ưu đãi công nghiệp hỗ trợ được áp dụng cho những sản phẩm nào?
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Ưu đãi [...]