Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau
ĐIỀU KIỆN ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư!
Xin hỏi: Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp sản xuất nên có khoảng 20 lao động? Trong quá trình lao động nhiều lao động khi ốm nhẹ cũng vẫn xin nghỉ việc, khi công ty nhắc nhở thì họ viện lý do theo quy định của Luật bảo hiểm họ được hưởng chế độ ốm đau. Người lao động viện lý do như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
1. Các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau và điều kiện hưởng
Theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung quy định của pháp luật LawKey gửi đến bạn đọc. Anh chị cần đối chiếu các trường hợp của doanh nghiệp với các quy định này để đảm bảo chế độ cho người lao động cũng như ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thành lập trung tâm ngoại ngữ và những vấn đề pháp lý
Thành lập trung tâm ngoại ngữ cần đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, nếu không có đầy [...]
Quy định pháp luật về căn cứ phát sinh và đối tượng nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ là gì? Căn cứ làm phát sinh và đối tượng của nghĩa vụ dân sự được Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế [...]