Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau
Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng chế độ ốm đau:
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại điều 100 Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn tại Điều 8 Quy định kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 như sau:
1. Bản chính hoặc bản sao Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính)..
Trên đây là nội dung Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau LawKey gửi đến bạn đọc.
Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như thế nào? [...]
Hợp đồng dân sự có hình thức và có hiệu lực khi nào?
Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được pháp luật quy định thế nào? Hợp gồm dân sự gồm [...]