Mức đóng và phương thức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần.
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Ví dụ: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 6 tháng một lần. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng của bà P sẽ là 6 tháng x 880.000 đồng/tháng = 5.280.000 đồng.
– Người lao động cũng có thể lựa chọn đống một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– Riêng đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định trên còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông Q tính đến tháng 8/2016 đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông Q có nguyện vọng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông Q có đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông Q 62 tuổi 01 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời Điểm tính hưởng lương hưu của ông Q kể từ tháng 10/2018.
Trên đây là nội dung tư vấn về Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, [...]
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xâm phạm nghiêm trọng đến dang dự, sức khỏe của trẻ vị thành niên. Vậy pháp [...]