Những điều cần biết về giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của pháp luật, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ không tính ngay dựa trên thu nhập của người đó mà sẽ được trừ đi các khoản tiền như về miễn thuế, giảm thuế, giảm trừ gia cảnh. Bài viết sau sẽ phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề giảm trừ gia cảnh.
1. Căn cứ giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Theo đó, giảm trừ gia cảnh sẽ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện:
+ Thu nhập chịu thuế được trừ là khoản thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân người nộp thuế
+ Đối tượng nộp thuế phải là cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú là những người:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Xem thêm: Quy định về các khoản được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân
Được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân cả 12 tháng kể cả những tháng không có thu nhập
2. Các mức giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
+ Đối với đối tượng nộp thuế: Mức giảm trừ gia cảnh là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
+ Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng: Mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Theo đó, một cá nhân sẽ được hưởng phần giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân mình và với những người phụ thuộc.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Xem thêm: Các khoản giảm trừ được tính khi xác định thu nhập tính thuế TNCN
3. Điều kiện xác định người phụ thuộc
Việc xác định người phụ thuộc sẽ dựa trên thu nhập của những người này.
Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
4. Thủ tục thực hiện
Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Do đó, người nộp thuế sẽ thực hiện việc kê khai số lượng người phụ thuộc dựa trên căn cứ thu nhập bình quân tháng trong năm của họ, đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm trước tính chính xác về những người đó có thuộc diện giảm trừ hay không. Sau đó, dựa trên những quy định của pháp luật để làm thủ tục, hồ sơ kê khai để giảm trừ gia cảnh.
Xem thêm: Quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất
Lawkey hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về những quy định khái quát nhất liên quan đến vấn đề giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Cần làm gì khi viết sai tên công ty trên hóa đơn điện tử?
Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, việc sai sót là không thể tránh khỏi. Trường hợp hóa đơn điện tử viết sai tên [...]
Thủ tục hoàn thuế GTGT
Trong một số trường hợp, tổ chức kinh doanh có thể được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Để được hoàn [...]