Hướng dẫn thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp
Con dấu doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến hiệu lực các giao dịch
Theo quy định của pháp luật hiện hành doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Nội dung phải thể hiện những thông tin sau đây: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Vì những lý do nào đấy mà con dấu có thể thay đổi, vậy, thủ tục thay đổi con dấu như thế nào?
1.Các trường hợp phải thay đổi con dấu doanh nghiệp
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi con dấu khi :
-Thay đổi tên công ty
-Thay đổi mã số thuế doanh nghiệp
-Thay đổi hình thức,số lượng con dấu
-Thay đổi dấu do hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng
2.Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp như sau:
Bước 1:
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
-Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu. Nội dung thông báo ghi rõ:
+Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
+Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3:
Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp mới. Thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Phân biệt Công ty hợp danh và Công ty TNHH hai thành viên
PHÂN BIỆT CÔNG TY HỢP DANH VÀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Công ty hợp danh là doanh nghiệp, phải có ít nhất 02 thành [...]
Có phải nộp thuế chi nhánh khi thành lập chi nhánh để mở cơ sở sản xuất không?
Những điều cần biết về vấn đề có phải nộp thuế khi thành lập chi nhánh để mở cơ sở sản xuất theo quy định của [...]