Những điểm nổi bật của Luật Nhà ở hiện hành
Nhà ở là bất động sản có giá trị và ý nghĩa lớn đối với người sở hữu, chính vì vậy pháp luật Nhà ở liên tục cải cách để phù hợp với tình hình xã hội. Để giúp bạn đọc nắm được những điểm nổi bật của Luật nhà ở hiện hành; trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ về Những điểm mới nổi bật của Luật nhà ở 2014 để bạn đọc tham khảo.
1. Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Luật nhà ở 2014 đã có những bước thay đổi chính sách đặc biệt nổi bật về sự sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài. Cụ thể:
– Chỉ được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà.
– Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn, nếu có nhu cầu.
– Tổ chức được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên, sự sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung, các quy định này đã thể hiện tinh thần mở cửa đối với người nước ngoài của pháp luật Nhà ở hiện hành.
2. Những giao dịch về nhà ở không bắt buộc có sổ đỏ:
Có 6 trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Sổ đỏ, gồm:
– Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
– Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
– Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
– Nhận thừa kế nhà ở;
– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
3. Các trường hợp giao dịch, chuyển nhượng không cần công chứng:
Luật Nhà ở 2014 yêu cầu các trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp không cần công chứng, chứng thực, bao gồm:
– Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;
– Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
4. Nợ, chây ỳ không trả tiền thuê nhà 03 tháng sẽ bị chấm dứt hợp đồng:
Về hợp đồng thuê nhà ở, Luật Nhà ở 2014 quy định bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; Cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê… thì bên cho thuê nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Trong khi đó, bên thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bị tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo trước theo thỏa thuận.
5. Nhà chung cư được bảo hành ít nhất 60 tháng
Nội dung bảo hành gồm: sửa chữa, khắc phục các hư hỏng về khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái sân thượng, cầu thang bộ, phần ốp lát,
6. Nhà đang có tranh chấp:
+ Theo nguyên tắc cơ bản của Luật nhà ở thì đối với nhà ở đang có tranh chấp, pháp luật không cho phép tài sản đó tự do giao dịch.
+ Riêng đối với tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai
7. Không được tháo dỡ nhà ở trong 2 khung giờ
Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ; Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất; Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng… sẽ bị tháo dỡ.
Tuy nhiên, một trong những yêu cầu khi tháo dỡ nhà là không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
8. Chung cư có từ 20 căn hộ phải lập Ban Quản trị nhà chung cư
Chung cư có một chủ sở hữu hoặc có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộa thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hay không. Chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Ban quản trị này có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư…
Xem thêm:
Những điều đáng lưu ý của Luật kinh doanh bất động sản 2014
Dịch vụ về doanh nghiệp Lawkey cung cấp
Trên đây là một số điểm mới của Luật nhà ở 2014 Lawkey chia sẻ tới quý bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Lawkey để được giải đáp!
Quy định về quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật hiện hành
Quỹ đầu tư chứng khoán là tổ chức trung gian tài chính, phục vụ nhu cầu đầu tư của công chúng. Vậy quy định về quỹ [...]
Điều kiện đăng ký làm ngân hàng thanh toán, ngân hàng giám sát
Ngân hàng giám sát và ngân hàng thanh toán là 2 tổ chức không thể thiếu trên thị trường chứng khoán. Vậy điều kiện để [...]