Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động
Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động cần thực hiện theo trình tự thủ tục theo Quyết định 636/QĐ-BHXH như sau:
Xem thêm: Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Trường hợp hồ sơ giám định lần đầu bao gồm:
- Giấy giới thiệu của Người sử dụng lao động hoặc Giấy đề nghị khám giám định;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có);
- Một trong các giấy tờ có ảnh: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân còn hiệu lực.
Trường hợp hồ sơ giám định tái phát bao gồm:
- Giấy đề nghị khám giám định;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát;
- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất;
- Một trong các giấy tờ có ảnh: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân còn hiệu lực.
Xem thêm: Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị giám định y khoa
Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
- Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
- Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
- Đối với các trường hợp khác không thuộc trường hợp đã nêu ở trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định của người lao động và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm do bệnh nghề nghiệp
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính);
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp biên bản hoặc kết quả đo, kiểm tra được xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản hoặc trích sao kết quả đo, kiểm tra. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định 120/2008/QĐ-TTg;
- Giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú sau khi Điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định. Đối với trường hợp không Điều trị nội trú là giấy khám bệnh nghề nghiệp hoặc phiếu hội chẩn bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định 120/2008/QĐ-TTg;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
Hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp tái phát gồm:
- Hồ sơ đã hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý;
- Giấy ra viện sau khi điều trị ổn định bệnh tật cũ tái phát đối với trường hợp điều trị nội trú. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là giấy tờ khám, điều trị bệnh tật tái phát;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
Xem thêm: Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ thai sản
Bước 4: Nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp lần đầu: Nộp cho người sử dụng lao động hồ sơ quy định tại Khoản 1 và 4 Điều 15 Quyết định 636/QĐ-BHXH đối với hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp; trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp lần đầu mà Hội đồng Giám định y khoa trả kết quả giám định cho người lao động thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Sau đó, người sử dụng lao động hoàn chỉnh và nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp của người lao động đến cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.
– Người lao động bị bệnh tật do bệnh nghề nghiệp tái phát: Nộp hồ sơ quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 16 Quyết định 636/QĐ-BHXH cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi chi trả trợ cấp.
Xem thêm: Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành Lawkey gửi tới quý bạn đọc tham khảo. Quý bạn đọc cũng có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn!
Mức phạt người sử dụng lao động trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng
Người sử dụng lao động trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp [...]
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo tinh giản biên chế?
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo tinh giản biên chế? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bao nhiêu tuổi [...]