Đóng bảo hiểm y tế với người lao động là con liệt sỹ
Những đối tượng như người có công hoặc thân nhân của người có công với cách mạng khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước đóng. Tuy nhiên, khi những chủ thể này tham gia lao động thì đối tượng đóng và mức đóng BHYT sẽ thay đổi.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện công ty tôi có một trường hợp NLĐ đã được cấp thẻ BHYT trong diện con liệt sĩ. Vậy nếu NLĐ không đóng BHYT ở cơ quan nữa thì có được không và thủ tục như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/ chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/ chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
– Khoản 2 điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định mỗi người chỉ được cấp 01 thẻ BHYT
– Theo khoản 2 điều 13 Luật BHYT 2008, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự chứ không được cấp nhiều thẻ
– Theo đó, thứ tự đối tượng tham gia BHYT quy định tại điều 12 Luật BHYT 2008 như sau:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
…3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
…i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ
…”
Xem thêm: Tham gia BHYT cho người thuộc nhiều đối tượng tham gia
– Căn cứ vào thứ tự trên, cá nhân là con liệt sĩ nhưng đang làm việc tại công ty thì vẫn phải đóng bảo hiểm y tế (cùng với mức đóng của công ty) mặc dù đã có thẻ BHYT trước đó
– Mặt khác, theo khoản 2 điều 22 Luật BHYT 2008, nếu một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
– Vì vậy, mặc dù người lao động là con liệt sỹ vẫn phải đóng BHYT (tham gia BHYT theo đối tượng người lao động) nhưng mức hưởng cho cá nhân này sẽ ở mức cao nhất là 100% khi khám chữa bệnh đúng tuyến, cao hơn so với người lao động nói chung (theo điểm a khoản 1 điều 22 luật BHYT 2008).
Ngoài ra, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế của đối tượng thân nhân của liệt sỹ, cá nhân cần nộp thêm bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chứng minh là con của liệt sỹ (kèm theo bản chính).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu có trình tự, thủ tục nào mà khách hàng chưa hiểu rõ cần giải đáp hãy liên hệ theo thông tin trên Website để được hướng dẫn cụ thể.
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền sử dụng, [...]
Những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời [...]