Trình tự thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao PPP
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP) ngày càng thu hút được sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân. Tuy vậy, các nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư theo hình thức hợp đồng này thì tỏ ra khá bối rối vì trình tự phức tạp của nó. Bài viết sau đây của chiakhoaphapluat.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn chi tiết về “Trình tự thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao theo hình thức hợp đồng đối tác công tư”
Căn cứ vào Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 , Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì dự án ứng dụng công nghệ cao được thực hiện theo trình tự sau đây.
I. Đề xuất dự án đầu tư
1. Chủ thể có quyền đề xuất dự án đầu tư
+ Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Nhà đầu tư
2. Điều kiện dự án đầu tư
– Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định
– Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư
– Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư
– Phù hợp với khả năng cân đối Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
II. Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư
– Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP làm căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt đồng thời với chủ trương đầu tư làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
1. Chủ thể
– Chủ thể lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
+ Tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ngành; Cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chủ thể tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
+ Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP được cơ quan Nhà nước giao nhiệm vụ
– Cơ quan xem xét, quyết định chủ trương đầu tư:
+ Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia.
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án còn lại của bộ, ngành mình
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A còn lại; dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công; dự án nhóm B áp dụng loại hợp đồng BT
2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
– Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
– Nhu cầu đầu tư phát triển của ngành và địa phương;
– Quy định về lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP.
3. Điều kiện quyết định chủ trương
– Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định
– Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư
– Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư
– Phù hợp với khả năng cân đối Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Thời hạn thẩm định và phê duyệt đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất
– Đối với dự án nhóm A: Tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Đối với dự án nhóm B: Tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
III. Công bố dự án
1. Thời hạn
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án, danh Mục dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nội dung
Dự án được công bố bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên dự án và loại hợp đồng dự án;
– Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và Dự án khác (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT);
– Tóm tắt yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
– Dự kiến tổng vốn đầu tư; Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có);
– Dự kiến tiến độ triển khai dự án bao gồm: Thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thời gian tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; thời gian xây dựng, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác;
– Thông tin cập nhật về tình hình triển khai dự án quy định tại điểm đ Khoản này;
– Địa chỉ liên hệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên mời thầu
IV. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
1. Chủ thể thực hiện
– Tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ngành; Cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
2. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư
Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013, quy trình lựa chọn nhà đầu tư như sau:
– Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
– Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
– Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
– Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
V. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Chủ thể thực hiện
– Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi
– Việc giao cho nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nhà đầu tư. Văn bản thỏa thuận phải nêu rõ nguyên tắc xử lý trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt và dự án không được tiến hành thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, nhà đầu tư chịu mọi chi phí phát sinh.
2. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; tham vấn ý kiến về tác động của việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
– Đánh giá sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương;
– Mục tiêu, quy mô, các hợp Phần (nếu có) và địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và các nguồn tài nguyên;
– Thuyết minh yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị, giá trị tài sản (đối với hợp đồng O&M); thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu Phần xây dựng);
– Hiệu quả kinh tế – xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh.
– Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
– Phương án tài chính của dự án
– Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường; khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
– Loại hợp đồng dự án;
– Tiến độ, thời hạn hợp đồng dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
– Phân tích rủi ro, phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án;
– Kiến nghị ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
– Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
VI. Tổ chức thẩm định
1. Chủ thể tổ chức thẩm định
– Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia; dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
– Đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án còn lại
2. Nội dung thẩm định
– Sự cần thiết của việc thực hiện dự án: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương; lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác;
– Sự phù hợp của các yếu tố cơ bản: Mục tiêu và quy mô, địa điểm thực hiện dự án; yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; đơn giá, định mức, giải pháp thiết kế để tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án; phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Thiết kế cơ sở được tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu Phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu Phần xây dựng;
– Hiệu quả của dự án: Kết quả và đóng góp của dự án đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
– Tính khả thi của dự án: Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tài nguyên; khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và giải pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng; sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
– Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án: Loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng; rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro;
– Các nội dung cần thiết khác.
3. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
– Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
– Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
– Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.
VII. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi:
– Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia; dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án còn lại
VIII. Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án
1. Thành lập doanh nghiệp dự án
– Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
– Đối với các dự án còn lại, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án.
Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Ký kết hợp đồng dự án
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc ký kết hợp đồng dự án theo một trong các cách thức sau đây:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án (nếu có) ký kết văn bản về việc cho phép doanh nghiệp dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định tại hợp đồng dự án. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.
+ Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án hợp thành một bên để ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thời hạn hợp đồng dự án: Thời hạn hợp đồng dự án do các bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và loại hợp đồng dự án.
VIII. Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình
1. Triển khai thực hiện dự án
Việc triển khai thực hiện dự án được tuân theo đúng hợp đồng dự án mà các bên đã kí
2. Quyết toán công trình dự án
a) Thời hạn
Kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn sau đây:
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia, nhóm A: 09 tháng;
+ Đối với dự án nhóm B: 06 tháng;
+ Đối với dự án nhóm C: 03 tháng
b) Điều kiện và thủ tục
Việc chuyển giao công trình dự án được thực hiện theo Điều kiện và thủ tục sau đây:
– Một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các Khoản nợ;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh Mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểmchuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác;
– Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để bảo đảm Điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án;
– Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền.
Trên đây là tư vấn của chiakhoaphapluat.vn chúng tôi về “Trình tự thự hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao theo hình thức hợp đồng đối tác công tư”. Chúng tôi hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho bạn đọc, giúp bạn đọc có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng hiện nay
Trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng phát hành ra để huy động vốn từ thị trường, [...]
Trẻ sơ sinh có quyền hưởng di sản thừa kế không?
Trẻ sơ sinh có quyền hưởng di sản thừa kế không? Pháp luật dân sự có hạn chế quyền hưởng thừa kế của trẻ sơ sinh [...]