Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định hiện hành
Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Giấy phép thiết lập mạng xã hội là căn cứ pháp lý cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Vậy thủ tục xin cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội được diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
– Nghị định số 27/2018/NĐ-CP
1.Điều kiện xin cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội
Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp
– Điều kiện về nhân sự: Có nhân sự trực tiếp quản lý đáp ứng theo yêu cầu của Bộ thông tin và truyền thông
– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập mạng xã hội
– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động
-Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng
>>> Xem thêm Giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là gì?
2.Hồ sơ xin cấp giấy phép
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo mẫu)
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp);
+ Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư);
+ Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp).
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp với loại hình dịch vụ mạng xã hội dự định cung cấp.
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên (bản sao có chứng thực) và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép.
Đề án bao gồm các nội dung chính:
+ Phương thức tổ chức mạng xã hội, các loại hình dịch vụ, phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi;
+ Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội;
+ Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có các nội dung sau:
+ Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;
+ Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
+ Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
+ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;
+ Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
3.Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Bước 2: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp
Bước 3: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét cấp Giấy phép mạng xã hội cho tổ chức, doanh nghiệp
Bước 4: Trả kết quả
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội;
+ Nếu từ chối cấp giấy phép, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng không quá 10 năm. Trong thời hạn 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời gian gia hạn và kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép. Giấy phép được gia hạn không quá 02 lần, mỗi lần không quá 02 năm.
>>> Xem thêm Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty nhanh giá rẻ tại Hà Nội
Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu
Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối [...]
Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu
Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư! Xin hỏi: Tôi đang làm việc cho một công [...]