Nhà thầu nước ngoài cần tuân thủ những quy định gì?
Hiện nay, các công trình được thi công bởi nhà thầu nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy những nhà thầu này cần tuân thủ những quy định như thế nào của pháp luật Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 59/2015/NĐ-CP
– Nghị định 42/2017/NĐ-CP
Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Hoạt động của nhà thầu tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
1.Quyền của nhà thầu nước ngoài là gì?
Quyền của nhà thầu nước ngoài bao gồm:
– Được quyền yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu
– Được quyền tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc
– Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép thầu được cấp
– Được trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý hàng hóa liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.
>>> Xem thêm Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
2. Nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài là gì?
Nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài bao gồm:
– Đăng ký địa chỉ, số điện thoại, fax, e-mail của văn phòng điều hành và người đại diện thực hiện hợp đồng tại các cơ quan có liên quan đến các nội dung nêu trên theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu.
– Đăng ký sử dụng con dấu của văn phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình xây dựng.
– Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng
– Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
– Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng;
– Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu
– Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;
– Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong Giấy phép hoạt động xây dựng;
– Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập – tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời, thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.
>>> Xem thêm Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng
3.Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đối với nhà thầu nước ngoài
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ đối với nhà thầu nước ngoài, chủ đầu tư dự án cũng cần có trách nhiệm trong hoạt động thi công công trình của nhà thầu nước ngoài. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án bao gồm:
– Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu khi đã có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến công trình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giám sát thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam
– Xem xét khả năng cung cấp thiết bị thi công xây dựng trong nước trước khi thỏa thuận danh mục máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu nước ngoài xin tạm nhập – tái xuất.
– Xem xét khả năng cung cấp lao động kỹ thuật tại Việt Nam trước khi thỏa thuận về danh sách nhân sự người nước ngoài làm việc cho nhà thầu xin nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các công việc thuộc hợp đồng của nhà thầu nước ngoài.
– Xác nhận quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu khi hoàn thành công trình.
– Khi sử dụng nhà thầu nước ngoài để thực hiện tư vấn quản lý dự án, giám sát chất lượng xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ dự án phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu khác và các cơ quan quản lý chất lượng xây dựng biết về chức năng, nhiệm vụ của nhà thầu được thực hiện thay mặt cho chủ đầu tư hoặc chủ dự án.
>>> Xem thêm Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị
Quy định pháp luật hiện hành về thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là gì? Phân chia di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào theo quy định của Bộ luật [...]
Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Hợp đồng đối tác công tư được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, có rất ít người hiểu rõ về [...]