Ai có quyền kiến nghị khởi tố?
Ai có quyền kiến nghị khởi tố? Cơ quan, tổ chức nào có quyền tiếp nhận kiến nghị khởi tố theo quy định? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ai có quyền kiến nghị khởi tố?
Căn cứ theo Điều 143, Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nêu như sau:
“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
…
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
..
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
…
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
…”
Như vậy, chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị khởi tố bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Cơ quan, tổ chức nào có quyền tiếp nhận kiến nghị khởi tố theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Việc tiếp nhận kiến nghị khởi tố được thực hiện theo thủ tục thế nào?
Thủ tục tiếp nhận kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Khi cơ quan trực tiếp kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận.
Trường hợp kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
(2) Trường hợp phát hiện kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Lưu ý: Trường hợp sau đây thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết:
Viện kiểm sát giải quyết kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
(3) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
>>Xem thêm: Khởi tố bị can là gì? Những quy định pháp luật về khởi tố bị can
Trên đây là bài viết về: Ai có quyền kiến nghị khởi tố?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cố ý gây thương tích có bị khởi tố nếu không có yêu cầu bị hại?
Cố ý gây thương tích là tội phạm khá phổ biến và thường xuyên xảy ra. Vậy cố ý gây thương tích có bị khởi tố nếu [...]
Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là gì?
Cho vay tiêu dùng là một trong những phương thức cấp tín dụng của công ty tài chính. Vậy hoạt động cho vay tiêu dùng này [...]