Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở?
Thế nào là bảo trì nhà ở? Khi nhà ở có hư hỏng thi ai sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì công trình này? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là bảo trì nhà ở?
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Trong đó, bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.
(Khoản 1 và khoản 11 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)
Ai có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở khi có hư hỏng?
Khi nhà ở hư hỏng, thì chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở.
Cụ thể, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
(Khoản 12 Điều 3 và khoản 1 Điều 86 Luật Nhà ở 2014)
Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định nào?
Cụ thể, việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về xây dựng.
Đối với nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử bao gồm cả nhà biệt thự cũ không phân biệt hình thức sở hữu thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa.
|
(Khoản 2 Điều 86 Luật Nhà ở 2014)
Khi thực hiện bảo trì nhà ở, chủ sở hữu có trách nhiệm gì?
Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở.
Trong trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:
- Việc bảo trì, cải tạo nhà ở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về xây dựng.
- Trường hợp cải tạo nhà ở đang cho thuê thì thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật Nhà ở 2014; trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở tự bỏ kinh phí để cải tạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức được giao quản lý nhà ở đó có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
(Khoản 3 Điều 86 Luật Nhà ở 2014)
|
>>Xem thêm: Khi nào được mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 theo quy định pháp luật
Mức lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực [...]
Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện nay như thế [...]