Ai được quyền nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?
Khi cha và mẹ đang trong quá trình chờ Tòa án giải quyết ly hôn, việc phân chia tài sản và quyền nuôi con vẫn chưa được định đoạt. Vậy ai được quyền nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?
Ai được quyền nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?
Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ nuôi dưỡng con của cha mẹ:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Luật không quy định các quyền và nghĩa vụ trên (trong đó có nghĩa vụ nuôi dưỡng con) được áp dụng trong thời kỳ hôn nhân hay khi đã ly hôn. Vậy nên dù hai bên đã đồng ý ly hôn nhưng chưa được Tòa án giải quyết cho ly hôn, thì vợ hoặc chồng vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con, và có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng con của cha mẹ sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trên đây là nội dung tư vấn ai được nuôi con trong lúc làm thủ tục ly hôn?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi trường vì môi trường có quyền được sống trong một môi trường trong lành và Nhà [...]
Đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Bên cạnh hai loại hình chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu, còn một loại hình chứng khoán phổ biến nữa là chứng [...]