Ai phải chịu lệ phí khi thuận tình ly hôn?
Thuận tình ly hôn là gì? Ai phải chịu lệ phí khi thuận tình ly hôn? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuận tình ly hôn được hiểu như thế nào?
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có thể hiểu thuận tình ly hôn như sau: Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Khi thuận tình ly hôn ai phải chịu lệ phí?
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:
“Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí
1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.”
Theo đó, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hai vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chịu lệ phí. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ chịu một nửa lệ phí.
Lệ phí: 300.000 đồng. Trường hợp không thỏa thuận được thì mỗi người chịu một nửa lệ phí (150.000 đồng).
Có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ (chồng) khi ly hôn không?
Theo Khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Bên cạnh đó, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy, quan hệ cha con, mẹ con ở đây là con ruột hoặc con nuôi. Nghĩa là nếu chưa nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn.
>>Xem thêm: Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Ai phải chịu lệ phí khi thuận tình ly hôn?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Sống chung như vợ chồng thì chia tài sản thế nào?
Vào thời đại 4.0, khi mà nhiều luồng quan điểm trở nên hiện đại hơn thì việc hai người không đăng kí kết hôn mà chung [...]
Quy định pháp luật hiện hành về đại diện cho con
Ai là người đại diện cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự? Pháp luật quy định như thế [...]